Giới thiệu về chúng tôi

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẤT VIỆT

Quyết định cho phép hoạt động văn phòng công chứng số: 3755/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 và Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng số 921/QĐ-UBND ngày 25/2/2013 của chủ tịch UB nhân dân Thành phố và giấy phép đăng ký hoạt động số: 41.02.0013/TP-CC-ĐKHĐ.

 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẤT VIỆT

Trụ sở tại số : 8/1A - Tô Ký - Xã Thới Tam Thôn - Hóc Môn - Tp.HCM. Chức năng của Văn phòng là Công chứng các giao dịch, hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai...

Danh mục

Thông tin cần biết

Hổ trợ

 click to call      

Mss Phương 

0981 716 639 

Mss HOA 

0986 345 839 

Mss Thư

0908 977 559

MR HIẾU

0888 023 567

MR TIỀN

0908 133 026

 

 

Tin tức

Hình ảnh hướng dẫn về ngành nghề công chứng

Hình ảnh hướng dẫn về ngành nghề công chứng

Khái niệm công chứng, chứng thực

Khái niệm công chứng: Công chứng là quá trình công nhận tính xác thực, chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của:

  • Các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản hay bản dịch của các văn bản mà luật pháp yêu cầu phải công chứng.
  • Các văn bản theo tự nguyện yêu cầu của cá nhân hay tổ chức.

Khái niệm chứng thực: Chứng thực gồm 4 loại:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc: Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào đó để cấp bản sao.
  • Chứng thực bản sao từ bản chính: Đối chứng nội dung.
  • Chứng thực chữ ký: Đối chứng với CMND hoặc hộ chiếu.
  • Chứng thực hợp đồng, bản dịch: Chứng thực hiện trạng của các hợp đồng, bản dịch.

Thẩm quyền của công chứng: Công chứng chỉ được thực hiện bởi công chứng viên từ 2 tổ chức:

  • Văn phòng công chứng: Gồm 2 công chứng viên trở lên, được chấp thuận thành lập và hoạt động bở ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên.
  • Phòng công chứng do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

Thẩm quyền của chứng thực: Mỗi cơ quan dưới có thẩm quyền chứng thực với các loại văn bản khác nhau

  • Phòng Tư pháp huyện, quyận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Giá trị pháp lý của công chứng, chứng thực

Giá trị pháp lý của công chứng:

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Giá trị pháp lý của chứng thực:

 

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc: Có giá trị sử dụng thay cho văn bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch pháp luật cho phép.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực: Có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
  • Chữ ký được chứng thực: Có giá trị chứng thực chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch