Giới thiệu về chúng tôi

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẤT VIỆT

Quyết định cho phép hoạt động văn phòng công chứng số: 3755/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 và Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng số 921/QĐ-UBND ngày 25/2/2013 của chủ tịch UB nhân dân Thành phố và giấy phép đăng ký hoạt động số: 41.02.0013/TP-CC-ĐKHĐ.

 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẤT VIỆT

Trụ sở tại số : 8/1A - Tô Ký - Xã Thới Tam Thôn - Hóc Môn - Tp.HCM. Chức năng của Văn phòng là Công chứng các giao dịch, hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai...

Danh mục

Thông tin cần biết

Hổ trợ

 click to call      

Mss Phương 

0981 716 639 

Mss HOA 

0986 345 839 

Mss Thư

0908 977 559

MR HIẾU

0888 023 567

MR TIỀN

0908 133 026

 

 

Tin tức

Luật Công chứng sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2015

Theo dự án Luật Công chứng (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng nay, 20-6, với tỷ lệ tán thành 90,16% trên tổng số đại biểu Quốc hội, Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 và thay thế Luật Công chứng số 82/2006/QH11.
Bỏ nguyên tắc “không vì mục đích lợi nhuận”

Theo Báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày ngay trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự luật, tiếp thu ý kiến đại biểu QH, dự thảo Luật đã được bỏ nội dung  “không vì mục đích lợi nhuận” trong các nguyên tắc hành nghề công chứng vì không khả thi, không khuyến khích được việc xã hội hóa hoạt động công chứng.
Như vậy, Điều 4 của Luật vừa được thông qua quy định các nguyên tắc hành nghề công chứng bao gồm: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; khách quan, trung thực; tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
""
(Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý. Ảnh: Lã Anh)

 

Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung dịch thuật
Trong số các quy định cụ thể của Luật, về phạm vi chịu trách nhiệm ccông chứng viên của công chứng viên  đối với công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản – một vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau - sau khi xin ý kiến ĐBQH, trách nhiệm của công chứng viên được quy định:
 “Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Điều này có nghĩa là công chứng viên là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thành của bản dịch so với văn bản gốc.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý giải thích: “Quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân khi có nhu cầu sử dụng bản dịch có công chứng, tránh việc khi phát hiện sai sót trong bản dịch thì người dân không biết phải tìm ai để yêu cầu bồi thường. Mặt khác, do phải chịu trách nhiệm toàn bộ trước người yêu cầu công chứng về bản dịch được công chứng nên công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng phải hết sức cân nhắc khi lựa chọn cộng tác viên dịch thuật bảo đảm về uy tín, trình độ để có thể kiểm soát được chất lượng bản dịch”.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 61 của dự thảo Luật cũng đã quy định rõ cộng tác viên dịch thuật phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện; đây cũng là cơ sở để bảo đảm nâng cao trách nhiệm của người phiên dịch trong quá trình này.
Công chứng viên được chứng thực bản sao và chữ ký
 Một vấn đề khác từng có ý kiến tranh luận là việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên. Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng chuyển các nội dung quy định về hoạt động chứng thực của công chứng viên thành một điều riêng ở Chương X để tránh việc nhầm lẫn giữa các quy định về công chứng và chứng thực, thuận lợi hơn cho việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật sau này.
 Cụ thể, quy định công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản mà không giới hạn chỉ đối với các giấy tờ, văn bản có liên quan đến nội dung được công chứng. Phòng tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn thực hiện các công việc chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như hiện nay.
Dự thảo Luật vừa được thông qua cũng không quy định về giới hạn tuổi hành nghề công chứng. Nội dung này sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Viên chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan tương tự như đối với các nghề nghiệp, chức danh tư pháp khác.