Giới thiệu về chúng tôi

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẤT VIỆT

Quyết định cho phép hoạt động văn phòng công chứng số: 3755/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 và Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng số 921/QĐ-UBND ngày 25/2/2013 của chủ tịch UB nhân dân Thành phố và giấy phép đăng ký hoạt động số: 41.02.0013/TP-CC-ĐKHĐ.

 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẤT VIỆT

Trụ sở tại số : 8/1A - Tô Ký - Xã Thới Tam Thôn - Hóc Môn - Tp.HCM. Chức năng của Văn phòng là Công chứng các giao dịch, hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai...

Danh mục

Thông tin cần biết

Hổ trợ

 click to call      

Mss Phương 

0981 716 639 

Mss HOA 

0986 345 839 

Mss Thư

0908 977 559

MR HIẾU

0888 023 567

MR TIỀN

0908 133 026

 

 

Tin tức

Vất vả chống đỡ giấy tờ nhà đất giả


Nhiều giấy chứng nhận được làm giả với kỹ thuật cao, có màu sắc và phôi giấy rất giống giấy thật.

Kỹ thuật làm giả giấy tờ ngày càng tinh vi khiến người ngay tình lao đao, còn các công chứng viên (CCV) lo ngay ngáy. Từ 1-1-2015, Luật Công chứng có hiệu lực, cơ quan công chứng có thêm nhiệm vụ chứng thực giấy tờ, chứng nhận bản dịch nên trách nhiệm phát hiện giấy tờ giả càng lớn. Thế nhưng hiện nay việc phát hiện chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của cá nhân CCV.
Mới đây, Phòng Công chứng số 7 (TP.HCM) có đơn đề nghị Công an quận 6 điều tra về trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo đem đi giao dịch. Nơi này cho hay đã tiếp nhận yêu cầu công chứng hợp đồng bán nhà ở của bà Nguyễn Thị Hồng cho căn nhà 1104/8 tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân. Sau khi kiểm tra hồ sơ, CCV nghi ngờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở (GCN) là giấy giả nên lập biên bản sự việc.

Quá trình xác minh, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Tân biết được GCN do quận cấp cho căn nhà trên có chủ sở hữu là người khác. Bà Hồng đã làm giả giấy tờ nhà đất đứng tên mình để bán căn nhà trên. “GCN được làm giả với kỹ thuật cao, có màu sắc và phôi giấy rất giống giấy thật” - ông Hoàng Mạnh Thắng, Trưởng Phòng Công chứng số 7, cho hay.

""

Theo các công chứng viên, con dấu trên giấy tờ thật thường không đều ở các mép do lực đóng không đều (trong ảnh, giấy chứng nhận xe là thật), còn con dấu trên giấy tờ giả (hai giấy tờ còn lại) thường đều tăm tắp. Ảnh: H.VI

 

 

Trường hợp khác thì bên bán sử dụng GCN thật nhưng giấy CMND giả, người bán giả. Đó là vụ chuyển nhượng thửa đất tại phường 10, quận 6 với bên bán là vợ chồng Tạ Chí Hoàng và Trương Thị Thùy Trang. CCV nghi ngờ người chồng không phải là ông Tạ Chí Hoàng thật, mặc dù giấy CMND của người xưng là Tạ Chí Hoàng dán ảnh người này có dấu giáp lai nổi, cả dấu vân tay cũng trùng khớp. Ngay sau đó, phía công an thông tin ông Tạ Chí Hoàng đang là bị can trong một vụ án hình sự và hiện bị tạm giam.

Không may mắn như hai vụ trên, căn nhà 565/72 Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5 mua bán trót lọt trong khi chủ sở hữu không hề hay biết. Theo tường trình, chủ căn nhà này cho một người quen thuê nhà dài hạn. Lợi dụng sự tin tưởng của chủ nhà, bên thuê kiếm cớ mượn giấy tờ bản chính rồi làm giả một bộ khác và đem trả giấy giả cho chủ nhà. Có giấy tờ thật trong tay, người này làm giả giấy CMND theo tên chủ sở hữu trên GCN rồi bán nhà. Mãi về sau chủ nhà thật sự mới phát hiện sự việc. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra nhưng bên mua và người chủ sở hữu thật sự cũng khổ sở lao đao.

Kinh nghiệm cá nhân thôi chưa đủ

“Giấy tờ giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Có lần CCV cầm GCN đến hỏi, cán bộ quận khẳng định đây là giấy thật. Chỉ khi tra hồ sơ lưu tại quận thì mới phát hiện đây là giấy giả” - Trưởng Văn phòng công chứng (VPCC) Sài Gòn, ông Phan Văn Cheo, kể.

Cán bộ nghiệp vụ Phòng Công chứng số 7 cho hay sở dĩ phát hiện được giấy tờ giả của căn nhà 1104/8 tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân kể trên là nhờ kinh nghiệm. Dấu mộc đóng trên GCN giả không rõ ràng, chất liệu giấy giả cứng, không có độ dãn và mềm, dẻo như giấy thật. Phông chữ in trên GCN không đúng với phông, cỡ chữ đang được UBND quận Bình Tân sử dụng. “Cũng nhờ tiếp xúc nhiều với giấy tờ tại quận Bình Tân nên những chi tiết này chúng tôi rất quen thuộc, kể cả chữ ký của vị phó chủ tịch quận rồi cập nhật kịp những thay đổi” - CCV cho biết.

Những câu chuyện trên cho thấy việc phát hiện giấy tờ giả gần như dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm, sự tinh ý và hiểu biết của cá nhân CCV. Nói cách khác, việc phòng, chống đang chủ yếu dựa vào yếu tố con người trong khi thủ đoạn giả mạo ngày càng tinh vi. “Người mua cũng nên bảo vệ mình trước. Chẳng hạn, mang giấy tờ nhà đến hỏi địa phương về chủ sở hữu, tình trạng tranh chấp, quy hoạch, xin phép xây dựng. Thậm chí xác minh từ hàng xóm để tránh trường hợp người thuê nhà rồi giả làm chủ nhà” - một CCV khuyên.

Để hạn chế tình trạng giả mạo giấy tờ nhà, đất để giao dịch, TP đang giao Sở Tư pháp chủ trì thực hiện phần mềm dữ liệu về tình trạng pháp lý nhà, đất. Các phòng công chứng cho hay đang mong chờ phần mềm này cùng những máy móc phương tiện hiện đại sẽ giúp họ dễ dàng phát hiện giấy tờ giả mạo nhằm bảo vệ lợi ích của người dân.

VPCC Gia Định (quận 1, TP.HCM) đã tự sắm máy móc và nhân sự giám định giấy tờ giả mạo. Trưởng VPCC Gia Định Trần Quốc Phòng cho hay: “Giấy tờ giả mạo khiến CCV run tay, người ngay tình bị thiệt hại. Để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi khách hàng, tôi quyết định trang bị phương tiện và có nhân sự vốn là giám định viên giàu kinh nghiệm của Viện Khoa học hình sự. Có vậy mới đủ sức kiểm soát giấy tờ giả”.

Ông Trần Quốc Cảnh, giám định viên của VPCC Gia Định, đang giám định giấy tờ giả qua máy. Ảnh: H.VI

 

Ông Phòng cho biết việc giám định bằng máy là một bước trong quy trình nội bộ và được VPCC Gia Định thực hiện miễn phí cho khách hàng. Văn phòng không phát hành chứng thư giám định, không thực hiện đại trà. Ông thông tin từ lúc thực hiện đến nay, VPCC Gia Định giữ cả xấp giấy tờ giả bởi đối tượng bỏ của chạy lấy người.

“Đây cũng là một chiêu cạnh tranh lành mạnh với các cơ quan công chứng khác. Nhưng tôi không ích kỷ mà rất mong phổ biến đến mọi cơ quan công chứng. Người dân hay cơ quan nào có nhu cầu giám định, chúng tôi sẵn lòng giúp đỡ, không thu phí” - ông Phòng khẳng định.